Người bán hay người mua lập hoá đơn trả lại hàng

Người bán hay người mua lập hoá đơn trả lại hàng

Khi người mua xác định hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng thì có thể trả lại hàng. Tuy nhiên, hiện đang có sự khác biệt và không thống nhất trong các hướng dẫn từ các cơ quan thuế bên bán hay bên mua lập hoá đơn trả lại hàng.

Theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua khi bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ. Trong trường hợp người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng và trả lại cho người bán, người bán được lựa chọn hoặc lập hóa đơn điều chỉnh hoặc lập hoá đơn thay thế để giao cho người mua, đồng thời thông báo cho Cơ quan thuế qua phương tiện điện tử.

Tuy nhiên, Tổng Cục thuế và Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh có hướng dẫn khác nhau về việc lập hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế khi trả hàng. Cụ thể, thông báo số 8625/TB-CTTPHCM yêu cầu người mua (trừ cơ sở kinh doanh) lập hóa đơn trả hàng giao cho người bán, trong khi công văn số 2121/TCT-CS yêu cầu người bán lập hóa đơn hoàn trả hàng hóa bằng cách điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn ban đầu, không phân biệt người mua có sử dụng hóa đơn hay không.

Trên thực tế, bên bán sẽ lập rất hoá đơn cho bên mua trong thời gian dài. Khi bên mua và bên thoả thuận trả lại hàng sẽ khó có thể xác định hoá đơn xuất bán cho các mặt hàng còn tồn kho tại bên mua. Trong trường hợp này, bên mua lập hoá đơn trả lại hàng cho bên bán là thuận tiện nhất.

Công văn số 4511/TCT-CS ngày 11/10/2023 của Tổng Cục thuế đã hướng dẫn rõ ràng rằng người bán nhận lại một phần hoặc toàn bộ hàng hoá thì lập hoá đơn điều chỉnh hoặc thay thế cho hoá đơn đã lập. Chính sách này cũng đã đang được lấy ý kiến để chính thức hoá trong Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Vì vậy, Doanh nghiệp đã thở phào và có thể thực hiện nhất quán: Bên bán lập hoá đơn đối với trả lại hàng hoá hoặc điều chỉnh giảm giá trị dịch vụ đã lập hoá đơn.

 

Leave Comments

0886234488
0886234488